Tham khảo thêm:
+ Bệnh alzheimer giai đoạn cuối có sao không
+ Hỏi về bệnh teo cơ chân
Truy tìm “thủ phạm” của chứng run tay khi hồi hộp
Cảm giác hồi hộp chính là một phản ứng tự nhiên của hệ thần kinh khi nhận thức rằng bạn đang ở trong một trường hợp nguy hiểm. Khi đó, hormone adrenalin trong máu sẽ tăng cao, nhịp tim nhanh hơn, hơi thở gấp gáp và cơ bắp cũng căng ra sẵn sàng để “chiến đấu” hoặc “chạy trốn”.Thực tế, đôi khi tình huống bạn gặp không nguy hiểm tới mức cần “trốn chạy” hoặc “chiến đấu” nhưng lượng adrenalin vẫn tiếp tục tăng cao trong cơ thể. Tuy khoa học đã chứng minh đây là trạng thái tâm lý bình thường, song nếu bạn không kiểm soát thì chứng run tay khi hồi hộp sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Nếu ngay cả trong trường hợp bạn thấy hoàn toàn bình thường mà vẫn bị run tay thì không thể xem nhẹ nữa rồi.
Nguy cơ trở nặng của chứng run tay khi hồi hộp
Những khi bị căng thẳng, bạn sẽ có xu hướng tự áp đặt suy nghĩ phải kiềm chế cơn run tay: “Mình sẽ ổn, không ai để ý đến đôi tay của mình đâu, không có gì phải lo lắng cả!”. Tuy nhiên, chính điều này lại càng làm bạn tập trung vào sự lo lắng của mình khiến đôi tay lại càng run mạnh hơn.Làm sao để đôi tay bạn có thể ngừng run?
Vì run tay khi hồi hộp là do tâm lý bất ổn nên nếu bạn có thể kiểm soát stress và giảm thiểu lo lắng thì triệu chứng run tay sẽ dần biến mất. Hãy cố gắng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tích cực và bình tĩnh khi gặp phải tình huống xấu.Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm sức khỏe. Nếu chứng run tay khi hồi hộp trở nên trầm trọng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc làm giảm căng thẳng như thuốc chẹn beta (propranolol) và thuốc giãn cơ (benzodiazepine).
Tuy nhiên, các thuốc Tây y cũng chỉ có tác dụng làm giảm run tạm thời và dùng lâu dài có thể gây lệ thuộc và nhiều phản ứng phụ khác. Đây chính là lý do tại sao bạn nên áp dụng cách chữa run tay khi hồi hộp không cần dùng thuốc để ngăn ngừa chứng này tiến triển nặng hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét