Bao quy đầu ở trẻ nam nào cũng có, đây là lớp da mỏng che phủ quy đầu. Thông thường bao quy đầu sẽ tự tách ra khỏi quy đầu nhưng một số trường hợp trẻ em bị hẹp bao quy đầu thì lại không như vậy. Cha mẹ cần làm gì cho trẻ trong trường hợp này?
1. Trẻ em bị hẹp bao quy đầu do đâu?
Trẻ em bị hẹp bao quy đầu chiếm tới hơn 90% từ khi mới lọt
lòng. Vì thế có thể thấy đây là một biểu hiện sinh lý rất bình thường của bất cứ
bé trai nào. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được khắc phục trong độ tuổi từ
3-5 tuổi, lúc này bao quy đầu sẽ tự tách dần khỏi quy đầu và có thể dùng tay tuột
xuống dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ em hẹp bao quy đầu do bệnh
lý nên không thể tự tách bao quy đầu được mà cần nhờ đến thủ thuật cắt bao quy
đầu hay các giải pháp khác. Trường hợp này cần phải được điều trị sớm để tránh ảnh
hưởng tới sinh lý của trẻ sau này.
Những biểu hiện khi trẻ em bị hẹp bao quy đầu nguy hiểm và
có thể bị biến chứng bao gồm:
- Trẻ bị đi tiểu thường xuyên nhưng tiểu khó, phải rặn một
cách khó khăn.
- Mỗi khi đi tiểu trẻ thường quấy khóc, tỏ vẻ đau đớn
- Vùng bao quy đầu thường xuyên bị sưng đỏ và ngứa
- Nước tiểu có màu đục và hôi, có biểu hiện hay gãi bộ phận
sinh dục.
Nếu như trẻ em bị hẹp bao quy đầu kèm theo những biểu hiện này
thì cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám vì đây chính là biểu hiện của hẹp
bao quy đầu bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng sau này.
2. Cần làm gì khi trẻ em bị hẹp bao quy đầu?
Đối với trẻ em bị hẹp bao quy đầu khi còn nhỏ (dưới 3 tuổi)
thì lời khuyên là cha mẹ cứ để tự nhiên cho trẻ mà không cần phải tác động gì cả.
Nếu quá lo lắng thì có thể đưa trẻ đi khám và nghe lời khuyên tốt nhất từ bác
sĩ.
>>>> Tư vấn: Bé bị hẹp bao quy đầu dùng thuốc nào?
Với những trường hợp trẻ em bị hẹp bao quy đầu bình thường
mà không có dấu hiệu đi kèm như trên thì có thể tự lột bao quy đầu cho trẻ tại
nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ. Với những trường hợp khó khăn hơn, không thể tự
tách ra hay lột tại nhà thì cần tiến hành cắt bao quy đầu để tránh những ảnh hưởng,
biến chứng khác do hẹp bao quy đầu gây ra. Tuy nhiên, giải pháp này cần cân nhắc
kĩ càng, nên nghe lời khuyên từ bác sĩ trước khi quyết định để tránh phẫu thuật
xâm lấn đến dương vật của trẻ. Chỉ nên cắt bao quy đầu trong các trường hợp hẹp
bao quy đầu bệnh lý, các giải pháp điều trị tự nhiên thất bại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét