Viêm tai giữa là một
trong những bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ,
Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến
giấc ngủ ban đêm của bé khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy làm thế
nào để nhận biết trẻ có phải bị viêm tai giữa hay không và cách phòng bệnh viêm tai giữa như thế nào đúng cách? cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau:

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em
Về triệu chứng,
viêm tai ở trẻ nhỏ thường chia ra làm 2 loại chính:
- Viêm tai giữa thể
cấp tính sẽ biểu hiện sốt, đau tai, kèm theo viêm mũi họng, trẻ quấy khóc và
trường hợp này thường phải dùng kháng sinh điều trị.
- Viêm tai giữa thể
viêm tai giữa ứ dịch, dịch có thể là mủ hoặc không phải mủ, thường thể này trẻ
có biểu hiện đầu tai, ù tai ở trẻ lớn, trẻ nhỏ thì có thể hay bứt tai, vò tai
hoặc lắc đầu, trẻ vẫn ăn, chơi bình thường. Với thể này thường gặp nhiều hơn thể
cấp tính và điều trị có thể hạn chế kháng sinh vẫn khỏi.
Viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở trẻ
em là một trong những nỗi lo lắng của không ít các bậc phụ huynh bởi nếu không
phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy
hiểm và khó khắc phục.
Viêm tai giữa chảy
mủ là biến chứng của tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa. Tình trạng này phát
sinh khi trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Biến chứng chảy mủ ở
trẻ bị viêm tai giữa có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng
tiêu cực đến khả năng nghe, mức độ tiếp thu và tư duy.
Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa
Khi trẻ bị viêm tai giữa hay viêm tai giữa cấp đều cần vệ sinh tai sạch sẽ theo hướng dẫn cụ thể của
bác sĩ. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sơ bộ như sau:
- Dùng khăn mặt rửa
bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai.
- Sau đó nhỏ 1 đến
2 giọt nước muối sinh lý vào tai.
- Hoặc dùng thuốc rửa
tai hằng ngày để bệnh mau khỏi.
Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh
Đến lúc này, bạn đã
biết được phương thức và con đường nào tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đôi
tai nhỏ xíu của bé rồi phải không nào. Sau đây là một số chỉ dẫn nhằm giúp chất
dịch nhiễm khuẩn không “quậy” khu vực phía sau màng nhĩ của bé, tránh cho trẻ bị
viêm tai giữa:
Cho bé bú mẹ: sữa mẹ
cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé.
Cho bé bú bình ở tư
thế thẳng đứng (tạo thành gó nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là
30 phút sau khi bú xong.
Giữ bé tránh xa các
chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Để
thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Và tuyệt đối
không được hút thuốc xung quanh bé.
Hạn chế cho bé ngậm
núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu
đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa.
Tăng cường khả năng
miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản.
Tránh để trẻ tiếp
xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp.
Đeo khẩu trang khi
đưa trẻ đến những nơi công cộng.
Thăm khám định kỳ
cho trẻ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.
Nếu trẻ bị viêm mũi
họng và viêm amidan thì phải điều trị dứt
điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
Các bậc phụ huynh
nên lưu ý khi nhận thấy trẻ có các dấu
hiệu bất thường, phụ huynh cần chủ động đến trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán
và điều trị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét