Bệnh viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng đến thị lực và quá trình phát triển của bé. Vậy làm thế nào nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cách điều trị dứt điểm bệnh cũng như cách phòng bệnh ở trẻ hiện nay. Cùng chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:

Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh, trẻ đã lớn hơn và người lớn. Dấu hiệu của bệnh không phân chia các trường hợp và biểu hiện chung như sau:
- Sốt không rõ nguyên nhân, có thể sốt đến 39 độ.
- Khó ngủ, quấy khóc, cáu gắt
- Đau đầu, đau cổ, đau tai
- Không ăn hoặc ăn không ngon miệng.
- Cảm giác đầy trong tai, thính lực bị giảm
- Tai chảy dịch từ ít tới nhiều
- Trẻ bị nôn, tiêu chảy
Làm cách nào để chẩn đoán trẻ bị viêm tai giữa?
Khi trẻ có những biểu hiện như hay lấy tay ngoáy tai, nghiêng tai, tai chảy nước... thì cần đưa đi gặp bác sĩ để chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ tiến hành soi tai, kiểm tra độ sưng đỏ, mủ, dịch tai để xác định tình trạng bệnh. Đo lượng nhĩ và kiểm tra phản xạ của bé, từ đó có những cách chữa trị cụ thể cho từng trường hợp bé.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em và người lớn hầu hết phải dùng kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, bệnh ở dạng nhẹ không cần sử dụng kháng sinh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra
cách chữa cho từng trường hợp.
Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau
khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở
nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.
Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh
trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
Nếu màng nhĩ trẻ bị phồng lên và đau dữ dội kèm theo sốt, nôn hoặc tiêu chảy. Các bác sĩ có thể sẽ chọc thủng màng nhĩ để cho dịch chảy ra, sau thủ
thuật này tình trạng bệnh được khắc phục nhanh, thính giác trở lại và màng nhĩ tự lành.
Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ
- Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
- Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
- Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
- Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
- Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
- Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ ,
nhưng sau đó phải dùng tăm
bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Trên đây là một số cách chữa cũng như phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ, bạn đọc có thể tham khảo. Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh viêm tai giữa ở trẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện An Việt để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét