Đọc thêm:
Khi mắc đau họng, bạn nên súc miệng bằng nước muối để làm dịu các cơn đau. Bên cạnh đó, khi dùng nước muối, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
Nước muối không diệt hết vi khuẩn trong cổ họng
Nước muối sinh lý có áp suất thẩm thấu cao hơn chất lỏng trong các tế bào của cơ thể. Do đó, khi súc miệng bằng nước muối, chất lỏng trong các tế bào sẽ bị hút ra, cuốn theo các vi khuẩn, virus gây bệnh.Bác sĩ Sam Huh – Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Mount Sinai Brooklyn - cho biết: “Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau họng. Tuy nhiên đây không phải là thuốc chữa viêm họng nên sẽ không điều trị triệt để các nguyên nhân gây ra đau họng”.
Dùng lượng muối vừa đủ
Hàm lượng muối trong nước muối quá ít sẽ không mang đến tác dụng cải thiện cơn đau họng. Các bác sĩ khuyên bạn nên cho ¼ muỗng cà phê muối vào nửa cốc nước (khoảng 100ml), khuấy đều và súc miệng thường xuyên mỗi ngày.Để đạt hiệu quả cao, bạn nên hòa muối vào nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong cổ họng, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động, từ đó nhanh chóng làm dịu cơn đau và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Súc miệng bằng nước muối
Tùy vào mức độ đau cổ họng mà bạn nên súc miệng với nước muối từ 2 đến 4 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên uống uống đủ nước để đảm bảo nước muối không gây ra khô miệng, khô cổ họng, kích ứng các cơn đau.Thời gian súc miệng tốt nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Để đạt hiệu quả cao, bạn nên hòa muối vào nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong cổ họng, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động, từ đó nhanh chóng làm dịu cơn đau và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Súc miệng bằng nước muối
Tùy vào mức độ đau cổ họng mà bạn nên súc miệng với nước muối từ 2 đến 4 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên uống uống đủ nước để đảm bảo nước muối không gây ra khô miệng, khô cổ họng, kích ứng các cơn đau.Thời gian súc miệng tốt nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét