Chế độ ăn uống hợp
lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị các bệnh về viêm tai. Thậm
chí, nếu không ăn uống đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Vậy bệnh viêm tai giữa nên ăn gì? kiêng gì để bệnh nhanh chóng hồi phục? Cùng
chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:
Bệnh viêm tai giữa nên ăn gì?
Viêm tai giữa là một
dạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân
thường gặp phải hiện tượng đau nhức tai, tai bị chảy nước, gây khó chịu. Nếu
không được tiến hành chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng
thủng màng nhĩ, áp xe não, điếc tai,… Để có thể khắc phục bệnh viêm tai giữa, bệnh
nhân nên ăn một số loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu Omega 3 và i-ốt

Đây là những loại
thực phẩm tốt cho sự hồi phục của bệnh viêm tai giữa. Các loại thực phẩm như
cá, hàu, sò, rong biển,… là những thực phẩm giàu Omega 3 và I-ốt.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Bữa ăn nên tăng cường
các loại rau xanh để hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Bên cạnh đó còn giúp phòng
tránh hiện tượng ù tai. Những trẻ có tiền căn thiếu máu, nên bổ sung nhiều chất
xơ hơn nữa. Các loại rau như rau dền, rau cả, rau muống,… nên được dung nạp nhiều
hơn.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C giúp hạn
chế cải thiện tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy sự hồi phục của vết thương. Một số
thực phẩm giàu Vitamin C như: các loại rau cải, súp lơ, hoa quả,…
Bệnh viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực
phẩm cần bổ sung thì khi bị viêm tai người bệnh nên kiêng ăn gì để bệnh mau
lành. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần tránh:
Nhóm đồ ăn cứng
Một số loại thực phẩm
cứng như bỏng ngô, trái cây khô và các loại hạt,… thường không tốt đối với bệnh
nhân mắc bệnh viêm tai giữa. Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm này trước
khi đi vào dạ dày cần phải làm nát ở khoang miệng bằng cách nhai đi nhai lại
nhiều lần. Điều này dẫn đến xương quai hàm phải hoạt động liên tục gây ảnh hưởng
đến tai và khiến quá trình hồi phục bệnh kéo dài. Việc thường xuyên sử dụng những
thực phẩm cứng này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh có thể chuyển từ cấp sang mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thực phẩm gây dị ứng
Các loại đồ ăn, thức
uống dễ gây dị ứng như trứng, sữa, lúa mì, đậu nành và ngô, hải sản,… có thể là
nguyên nhân khiến bệnh viêm tai giữa chuyển biến xấu. Theo một số nghiên cứu
cho thấy, những người bị dị ứng thực phẩm thường có nguy cơ mắc bệnh viêm tai
giữa cao hơn những người bình thường. Chính vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh,
làm giảm sưng và đau ở tai, bệnh nhân tốt nhất không nên đưa những loại thức ăn
dị ứng vào khẩu phần ăn uống hàng ngày.
Thực phẩm chứa nhiều
đường
Các loại bánh ngọt,
chè, bánh mì, kẹo… có hàm lượng cao, dễ khiến bệnh nhân bị tăng đường huyết đột
ngột. Cơ thể phải sản sinh ra một lượng lớn insulin để hạ đường huyết. Dễ khiến
bệnh nhân bị choáng, chóng mặt, ù tai.
Thực phẩm ở dạng sấy
khô
Những thực phẩm ở dạng
sấy khô như chuối sấy, chà là, cam thảo,… thường rất cứng nên dễ gây ra tình trạng
tổn thương loa tai. Bên cạnh đó, chà là là một thực phẩm có tác dụng giảm đau
nhưng ăn quá nhiều sẽ gây choáng ở người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn
quá nhiều cam thảo vì nó có chứa chất khiến tăng huyết áp, gây hiện tượng ù
tai, ảnh hưởng đến mạng lưới tuần hoàn vi mạch ở loa tai.
Trên đây là một số thực phẩm người bệnh viêm tai giữa nên và kiêng
không nên ăn. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức
hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa để bệnh mau hồi phục.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét